Thực tế đã chứng minh, chạy bộ là một trong những môn thể thao vận động rất tốt cho sức khỏe và vóc dáng. Nhưng muốn đạt được hiệu quả tốt và không bị chấn thương, bạn phải biết chạy bộ đúng cách. Chạy bộ sai cách là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra những chấn thương nghiêm trọng cho người chạy.
Vậy chạy bộ đúng cách là như thế nào? Cùng Fitness tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây:
1. Chạy bộ đúng cách với thời gian và cường độ chạy hợp lý
Mỗi ngày nên chạy bộ 30 phút để cơ thể dẻo dai
Để duy trì độ bền bỉ và dẻo dai cho cơ thể, trung bình mỗi người nên dành khoảng 3 tiếng/1 tuần cho việc chạy bộ, tức là khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu không có thời gian, bạn cũng có thể chia việc chạy bộ ra làm 3 buổi/tuần và mỗi buổi chạy kéo dài trong khoảng 1 tiếng.
Về quãng đường chạy mỗi ngày, một người có sức khỏe trung bình nên chạy bộ một quãng đường dài chừng 1.5 -2 km. Bạn nên chạy bộ ở những nơi có bầu không khí trong lành, mát mẻ và ít xe cộ để có những buổi chạy thú vị nhất. Một bộ quần áo thoải mái kết hợp với một đôi giày thể thao đi vừa và êm chân sẽ giúp bạn có được những cảm giác thoải mái nhất khi chạy.
Thời gian chạy bộ tốt nhất là vào sáng sớm
Thời gian tốt nhất để chạy bộ là vào buổi sáng sớm, việc chạy bộ sẽ giúp cho bạn có một sức khỏe tốt và một tinh thần ổn định để duy trì tốt các hoạt động trong ngày. Ngoài ra thì bạn có thể chạy bộ vào buổi chiều, trong khoảng thời gian từ 5h- 8h. Chạy bộ buổi chiều sẽ giúp tinh thần bạn phấn chấn hơn, giúp xua tan đi căng thẳng và mệt nhọc của cuộc sống. Nó cũng giúp cải thiện giấc ngủ, bạn sẽ có được giấc ngủ ngon và sâu hơn nhờ việc chạy bộ đều đặn mỗi ngày.
2. Kỹ thuật chạy bộ đúng cách
Khởi động trước khi chạy
Trước khi chạy 3 phút, bạn cần thực hiện một vài thao tác đơn giản như xoay khớp đầu gối, chạy bước nhỏ, ép gối, xoay mũi bàn chân để khởi động cơ thể. Tiếp đến, trong khoảng 200m đường chạy đầu bạn chỉ nên chạy với tốc độ chạy vừa phải, sau đó mới tăng dần tốc độ để giữ lực chạy cho chặng đường cuối cùng. Nếu ban đầu bạn chạy quá nhanh, sẽ dễ dẫn đến việc kiệt sức ở gần cuối đường chạy, ảnh hưởng đến kết quả của việc chạy. Khi sắp kết thúc đường chạy bạn cũng nên giảm dần tốc độ để cơ thể chuẩn bị trở về trạng thái hoạt động bình thường.
Giữa đường chạy, nên duy chỉ tốc độ chạy hợp lý ở mức 15-20 km/h. Trong khi chạy toàn bộ cơ thể cần phải được giữ thẳng tự nhiên, đầu hướng về phía trước từ 10 – 15 cm. Hết sức tránh việc chạy lao đầu về phía trước trong trạng thái cơ thể không cân bằng. Chạy sải chân ngắn và bước nhanh sẽ tốt hơn so với khi chạy các sải chân dài.
Giữ dáng người thẳng và thả lỏng các cơ khi chạy
Khi chạy bộ đúng cách cũng cần chú ý thả lỏng các cơ, thả lỏng tay bằng cách giữ tay ở vị trí ngang hông, và cũng đừng nắm chặt bàn tay mà chỉ nên nắm nhẹ. Hãy tưởng tượng cánh tay của mình như một con lắc, và lắc lư qua lại ở phần vai khi chạy. Khi chạy cũng đừng vung cánh tay sang hai bên quá nhiều, bởi khả năng bị ngã là rất cao và cũng rất dễ bị chuột rút do quá nhiều lực chèn ép lên phổi.
Sải bước ngắn tốt hơn các bước dài
Cố gắng giữ cho sải chân khi chạy thấp nhất với mặt đất và cần tập chung vào việc thu sải chân chạm đất nhanh chóng. Bởi quá nhiều chuyển động lên xuống gây tiêu hao rất nhiều năng lượng. Bạn càng nâng mình lên khỏi mặt đất càng cao thì năng lượng bạn phải trả cho nó càng lớn, đôi chân của bạn sẽ trở nên mệt mỏi và đau nhức.
Kết thúc quá trình chạy đừng vội vàng ngồi nghỉ mà nên thả lỏng cơ thể bằng cách đi lại và rũ các khớp tay, khớp chân. Nếu ngồi đột ngột sau khi chạy, bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và thậm chí là ngất xỉu, đột quỵ. Và điều này không tốt cho cơ thể một chút nào.
Trên đây là hướng dẫn chạy bộ đúng cách để có một sức khỏe tốt và thân hình cân đối. Hy vọng nó có thể giúp ích nhiều cho bạn. Đừng quên ghé thăm trang web https://giaoanchuan.com/ để cập nhật những thông tin bổ ích nhất bạn nhé!
Tin cùng chuyên mục:
UI UX là gì? 5 yếu tố thiết kế giao diện website quan trọng ảnh hưởng người dùng
Các bài tập thể dục tại nhà mùa dịch giúp tăng cường sức khỏe
10 bí quyết chăm sóc làn da và cơ thể tại nhà đơn giản nhưng mang lại kết quả hoàn hảo.
Các loại cây chữa bệnh xương khớp trong vườn nhà