Vitamin, thuốc bổ hay thuốc bệnh?
Ngộ độc vì bổ sung vitamin quá nhiều là một bệnh biến chứng không ít trong xã hội hiện nay. Nếu cơ thể không có biểu hiện thiếu vitamin, dưỡng chất cần thiết thì không nên bổ sung từ nguồn thực phẩm chức năng, các loại thuốc vitamin ngoài.
Ngộ độc vì bổ sung vitamin quá nhiều không phải là một triệu chứng có thể coi thường. Cơ thể chúng ta vốn là một thể cân bằng hài hoà, tự điều tiết vận động theo quá trình hấp thụ – bài tiết của cơ thể. Nếu không có dấu hiệu thiếu hụt trầm trọng một vitamin làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, bạn tuyệt đối không nên tự ý dùng các loại thuốc bổ sung.9
Ngộ độc vì bổ sung vitamin quá nhiều không phải là một triệu chứng có thể coi thường
Tự ý dùng vitamin có thể dẫn đến ngộ độc, các biến chứng kèm theo
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tích hợp vitamin liều lượng cao, có tác dụng bổ sung vitamin cụ thể và được bán tự do tại các tiệm thuốc Tây. Đây là một chất tự nhiên có trong các loại thực phẩm chúng ta hấp thụ hằng ngày, cơ thể có thể tự điều chế thích nghi để có một trạng thái khoẻ mạnh bình thường. Nhưng nếu một người bình thường có nhu cầu bổ sung vitamin để “làm đẹp”, “ thêm khoẻ mạnh”, “tốt cho trí não” thì có thể dẫn đến những hậu quả không ngờ.
Ngộ độc vì bổ sung vitamin thiếu hiểu biết
Nhiều người chủ quan cho rằng đơn giản một ngày uống một viên vitamin cỡ nhỏ, đều đặn vào đúng giờ đang là nguồn chất bổ an toàn cho cơ thể, nhưng sự thể lại không đơn giản như bạn nghĩ. Theo chuyên gia y khoa, vitamin có thể chia làm hai loại. Loại hoà tan trong nước và hoà tan trong chất béo.
Ở loại đầu tiên gồm có vitamin C và B. Khi hấp thụ vào cơ thể thường được bài tiết phần lớn ra ngoài theo đường tiết niệu, không duy trì hấp thụ trong thời gian dài. Vậy nên hai loại vitamin này thường dung nạp hàng ngày và khá phổ biến trong các loại thực phẩm thông thường.
Ở loại thứ hai là vitamin hoà tan trong chất béo gồm có nhóm A, D, E, K. Khi phân tán vào cơ thể những nhóm này sẽ được hấp thụ vào mỡ và gan, sau đó bài tiết qua hệ bạch huyết. Quá trình này cần một thời gian dài hơn so với hệ tiết liệu nhiều. Vậy nên nếu chúng ta có thói quen cho cơ thể bổ sung vitamin nhóm hoà tan trong chất béo, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn vì cơ thể không thể thích nghi để cân bằng.
Khi nào cần bổ sung vitamin?
Hấp thụ vitamin tự nhiên qua các thực phẩm hàng ngày là sự lựa chọn tốt nhất
Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin thì có thể do những nguyên do khác nhau, nếu cần bổ sung phải dựa trên nguyên nhân để điều chỉnh lượng dùng thích hợp.Trên thực tế, nhu cầu về vitamin của cơ thể là rất ít. Khi cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, ăn uống nghỉ ngủ hợp lý thì sẽ không cần bổ sung vitamin.
Trường hợp bổ sung vitamin cho cơ thể thông thường chỉ với những người có quá trình làm việc căng thẳng áp lực, sinh hoạt không điều độ, đang trong quá trình giảm cân theo thực đơn riêng. Lúc này nếu bổ sung vitamin cũng đều theo chỉ định của bác sĩ để cân bằng hợp lý, không nên tự ý dùng theo cảm tính hoặc thông tin thiếu sự nhận định sức khoẻ chính xác.
Với những nhóm người trong giao đoạn phát triển đặc thù như thiếu niên trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ mang thai và người cai rươu, thuốc có thể cần một lượng vitamin nhất định để hỗ trợ sức khoẻ. Nhưng luôn có sự thông qua của bác sĩ trước khi sử dụng. Phương pháp an toàn, ưu tiên hơn cả là hấp thụ vitamin tự nhiên qua các thực phẩm hàng ngày.
Với những người trong độ tuổi trung niên, lão niên nếu muốn bổ sung vitamin cần khám sức khoẻ tổng quát trước khi quyết định. Liều lượng chỉ định, thời gian dùng thuốc cần qua kê đơn của bác sĩ. Ngộ độc vì bổ sung vitamin quá nhiều có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi trường hợp sức khoẻ khác nhau nếu không được hướng dẫn kê đơn chính xác.
Tin cùng chuyên mục:
UI UX là gì? 5 yếu tố thiết kế giao diện website quan trọng ảnh hưởng người dùng
Các bài tập thể dục tại nhà mùa dịch giúp tăng cường sức khỏe
10 bí quyết chăm sóc làn da và cơ thể tại nhà đơn giản nhưng mang lại kết quả hoàn hảo.
Các loại cây chữa bệnh xương khớp trong vườn nhà