Những tín hiệu thuận lợi cho kinh tế Việt năm 2020

Giới chuyên môn dự báo, với những tín hiệu thuận lợi, thị trường năm 2020 sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, có thể tăng trưởng trên 10%.

Ngành công nghiệp ô tô

Năm 2019, thị trường ô tô Việt Nam thiết lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay với gần 417.000 xe được bàn giao đến khách hàng cả nước.

Xe Việt Vinfast trong nhà máy Hải Phòng. Ảnh sưu tầm

Cùng với doanh số bán hàng trên, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã có sự thay đổi lớn trong năm 2019. Bên cạnh sự xuất hiện của thương hiệu Việt là việc các “ông lớn” trong ngành tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, lắp ráp xe trong nước và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa với mục tiêu xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau.

Năm 2020, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng 3%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 43 tỷ USD

Năm 2019, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng toàn ngành nông nghiệp đã nỗ lực hoàn thành và vượt ¾ chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

Trong những kết quả đó, đáng chú ý là sự kiện gạo ST 25 của Việt Nam được vinh danh là “gạo ngon nhất thế giới”. Chính phủ cũng ủng hộ thị trường chính ngạch để kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm cho mọi người dân.

Nông nghiệp Việt Nam và mục tiêu xuất khẩu trên 43 tỷ USD - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì đã đồng hành, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, tạo động lực phát triển nông nghiệp.

Quy trình chế biến rau quả trong thời gian qua cũng có nhiều đổi mới. Nếu như nông dân có ý thức về việc sản xuất sạch, các nhà máy rau quả lại quan tâm hơn trong việc chế biến sâu thay vì xuất khẩu sản phẩm thô như trước đây.

Trong hơn 40 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nông sản mà Việt Nam đạt được, mặt hàng rau quả chiếm gần 10%. Đây là mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh và liên tiếp trong nhiều năm qua. Năm 2020, mục tiêu của ngành rau quả là phấn đấu đạt 5 tỷ USD về kim ngạch xuất khẩu. Với sự đồng hành của các thành phần trong chuỗi, đặc biệt bằng những chuyển biến tích cực từ khâu sản xuất, chế biến cho đến chinh phục được các thị trường khó tính, ngành hàng rau quả Việt kỳ vọng sẽ sớm đạt được kế hoạch đề ra.

Và  sáng 26/1 (mùng 2 Tết), hơn 1.000 tấn nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu thuận lợi sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Năm 2020,TP.HCM đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8,3% – 8.5%, dự toán ngân sách 405.000 tỷ đồng và tiếp tục phát huy kết quả khả quan 8,3 tỷ USD thu hút đầu tư FDI.

Cuối năm 2019, TP.HCM đã đón nhận nhà đầu tư sản xuất vi điện tử với vốn đăng ký lên đến 650 triệu USD, cao gấp 200 lần vốn đầu tư trung bình các dự án FDI trong 5 năm gần đây. Xác định rõ đây là nhà đầu tư lớn, chiến lược, thành phố đã đến tận nơi gặp gỡ, xúc tiến để có được kết quả này.

Chúng ta có niềm cảm hứng bất tận để phát triển đất nước vững mạnh, hùng cường. Ảnh Vietnamnet

Năm 2020, thành phố tiếp tục cải cách thủ tục hành chính mạnh hơn nữa để thu hút nguồn lực. Cùng với đó, thành phố tiếp tục rà soát quỹ đất còn chưa sử dụng hiệu quả dành cho sản xuất công nghiệp. Trên thực tế, hiện ở TP.HCM nông nghiệp chỉ đóng góp 1% GDP nhưng nguồn đất nông nghiệp chiếm đến 54%, trong khi công nghiệp, dịch vụ đóng góp 99% nhưng chỉ chiếm 7% đất đai. Tại TP.HCM, việc thu hút đầu tư còn ở một nguồn lực lớn khác và cũng là lợi thế của thành phố, đó là 4,5 triệu người lao động cùng với truyền thống sáng tạo.

Vào những ngày cuối năm 2019, TP.HCM đã báo cáo kết quả khả quan về thu ngân sách, nhưng đồng thời cũng đề nghị với Trung ương về việc thay đổi tỷ lệ ngân sách TP.HCM được giữ lại. Điều này là quan trọng vì năm 2020, còn nhiều vấn đề bất cập TP.HCM cần tiếp tục giải quyết và cần nguồn lực để thực hiện điều này. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho TP.HCM giữ vững vai trò của mình, thành phố đang kiến nghị Trung ương xem xét thay đổi tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách TPHCM; được thông qua các đề án về thí điểm mô hình chính quyền đô thị TPHCM, đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế và đề án xây dựng Khu đô thị Sáng tạo tương tác cao phía Đông.

Năm 2019, TP.HCM là điểm nóng xử lý sai phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai. Những sai phạm này xảy ra ở các cấp thành phố, xã, phường, quận, huyện. Bí thư Thành ủy TP.HCM nhấn mạnh, những vụ việc như trên đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc mà trong thời gian tới thành phố cần khắc phục về công tác quản lý cán bộ.

Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.